– Điều kiện áp dụng:
Phương pháp này áp dụng ở trong doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giản đơn khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào tới khi sản phẩm hoàn thành, số lượng mặt hàng ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo như công nghiệp khai thác, sản xuất điện, nước.
+ Trường hợp không có sản phẩm dở dang hoặc ít và ổn định thì không cần tổ chức đánh giá, lúc này tổng số chi phí đã tập hợp được trong kỳ cho từng đối tượng cũng bằng giá thành của sản phẩm hoặc lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ.
Công thức tính:
Tổng giá thành = Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị = ——————————————–
Số lượng thành phẩm hoàn thành
+ Trường hợp cuối kỳ có nhiều sản phẩm làm dở, không ổn định, thì cần phải tổ chức đánh giá lại theo các phương pháp thích hợp:
Z = DDK + C – DCK
Z: giá thành
DDK: dở dang đầu kỳ
DCK: Dở dang cuối kỳ
C: Chi phí
Ví dụ : Tại một doanh nghiệp sản xuất tháng 6/N có tài liệu như sau (nghìn đồng):
Sản phẩm dở dang đầu tháng theo nguyên liệu trực tiếp 20.000
Chi phí sản xuất trong tháng đã tập hợp được:
– Chi phí NVLTT : 180.000
– Chi phí NCTT: 28.800
– Chi phí SXC: 21.600
Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành 160 SP, còn lai 40 SP đang dở dang.
Yêu cầu: Lập bảng tính giá tính thành sản phẩm A, biết rằng sản phẩm đang làm dở dang đánh giá theo chi phí NVLTT.
Lời giải:
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ | = | 20.000 +180.000 160 + 40 |
x 40 | = | 40.000 |
Bảng tính giá thành sản phẩm A, số lượng: 160 SP
ĐVT : Nghìn đồng
Khoản mục Chi phí |
Giá trị dở dang đầu kỳ | Chi phí phát sinh trong kỳ | Giá trị dở dang cuối kỳ | Tổng giá thành | Giá thành đơn vị |
Chi phí NVLTT | 20.000 | 180.000 | 40.000 | 160.000 | 1000 |
Chi phí NCTT | – | 28.800 | – | 28.800 | 180 |
Chi phí SXC | – | 21.600 | – | 21.600 | 135 |
Tổng cộng | 20.000 | 229.600 | 40.000 | 210.400 | 1.315 |
2017/06/9Thể loại : Kế Toán Giá Thành 、KẾ TOÁN TỔNG HỢPTab :