Thành lập công ty chỉ 1-3 ngày, dịch vụ tận tình, chính xác, nhiều ưu đãi. Dịch Vụ Chăm Sóc 24h. Tư Vấn Miễn Phí. DV Kế Toán Chuyên Nghiệp. Dịch vụ: thành lập công ty, kế toán, thay đổi giấy phép kd.
Address :
272 Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 70000, Việt Nam,
TpHCM,
VietNam.
Tel : +842838110987
Email : vphcm@accvietnaminfo.vn
Image : Công Ty TNHH Dịch Vụ - Tư vấn ACC Việt Nam
PriceRange: 1000000$

Công ty ACC Việt Nam hân hạnh chào đón Qúy khách hàng!

Thành lập công ty Cổ Phần

Khái quát công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình công ty được nhiều nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức lựa chọn. Với ưu điểm dễ dàng huy động vốn của nhà đầu tư từ việc phát hành cổ phiếu; và mô hình tổ chức quản trị công ty minh bạch, rõ ràng dễ quản lý.  Những thông tin dưới đây sẽ giúp độc giả có cái nhìn rõ hơn Quy định pháp luật công ty cổ phần, trình tự – thủ tục thành lập công ty cổ phần .

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau là cổ phần và được phát hành ra ngoài thị trường nhằm huy động vốn tham gia đầu tư từ mọi thành phần kinh tế. Người sở hữu cổ phần được gọi là các cổ đông.

Đặc điểm Công ty Cổ phần  

+Số lượng thành viên tối thiểu trong suốt quá trình hoạt động  của công ty là 3 và không giới hạn số lượng tối đa.

+Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

+Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần

+Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

+Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

+Cổ đông có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho cổ đông hoặc cá nhân, tổ chức khác một cách tự do.

Mô hình tổ chức công ty cổ phần

So với các loại hình doanh nghiệp khác, công ty cổ  phần là loại hình doanh nghiệp thường có sự tham gia của rất nhiều cổ đông. Do đó, hoạt động của công ty cổ phần được đặt dưới sự quản lý và  điều hành của một bộ máy có cơ cấu, tổ chức chặt chẽ.

Theo điều 137 Luật DN 2020 , công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật chứng khoán có quy định khác:

+Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

+Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty

Đại hội đồng cổ đông là gì?

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết , là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông không làm việc thường xuyên mà chỉ làm việc trong thời gian họp hoặc lấy ý kiến của các cổ đông có quyền biểu quyết bằng văn bản. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hoặc bất thường, ít nhất mỗi năm một lần.

Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng , kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trong trường hợp không tiến hành họp trong thời hạn nêu trên, Hội đồng quản trị có thể đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh gia hạn việc tổ chức cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông nhưng không được quá 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Hội đồng quản trị là gì?

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty , có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông . Hội đồng quản trị không được ít hơn 3 thành viên và không quá 11 thành viên, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Thành viên của Hội đồng quản trị phải thường trú tại Việt Nam, số lượng thành viên của Hội đồng quản trị do điều lệ công ty quy định. Thành viên hội đồng quản trị không nhất thiết là phải cổ đông công ty.

Ưu điểm và nhược điểm công ty cổ phần

-Ưu  điểm công ty cổ phần:

+Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh.

+Có tư cách pháp nhân.

+Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỷ lệ vốn góp.

+Các cổ đông sáng lập có thể mất quyền kiểm soát công ty.

-Nhược điểm công ty cổ phần:

+Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần phức tạp do số  lượng các cổ đông có thể rất lớn; có nhiều người không quen biết nhau; có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích.

+Khi thực hiện hoạt động chuyển nhượng cổ phần giữa các cổ đông phải thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN 0,1% trên giá trị chuyển nhượng.

Tư vấn điều kiện thành lập công ty cổ phần

Tư vấn  cho khách hàng về điều kiện thành lập công ty cổ phần là việc luật sư tổng hợp các thông tin, tài liệu do khách hàng cung cấp và đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành liên quan đến điều kiện thành lập doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam quy định điều kiện cần phải đáp ứng để thành lập công ty cổ phần như:

1.Về tên công ty cổ phần: quy định tại điều 37 Luật DN 2020 như sau:

Tên tiếng việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau: Tên loại hình doanh nghiệp + tên riêng doanh nghiệp.

Ví dụ: CÔNG TY CỔ PHẦN + ABC

Lưu ý: Tên công ty doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trong phạm vi Quốc gia. Tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn hoặc trùng là điều khó tránh khỏi, do đó Quý khách hàng cần chuẩn bị trước 2 đến 3 tên doanh nghiệp;  để lựa chọn và đặt tên đúng quy định

2.Về điều kiện trụ sở chính công ty cổ phần: Quy định điều 42 Luật DN 2020.

Để khái quát và làm rõ về điều kiện trụ sở chính công ty, luật sư sẽ tư vấn như sau:

Địa chỉ làm trụ sở chính công ty có thể là địa chỉ thuê hoặc nhà ở hợp pháp theo luật nhà ở 2014( trừ địa chỉ nhà ở chung cư không có mục đích thương mại hoặc nhà ở tập thể)

3.Về điều kiện vốn điều lệ /vốn pháp định Công ty cổ phần.

Vốn điều lệ công ty cổ phần ( khoản 1 điều 112 Luật DN 2020) : Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ  phần các loại đã bán. Vốn điều lệ công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và ghi trong Điều lệ công ty.

Vốn điều lệ là thông tin mà doanh nghiệp quan tâm nhất khi đăng ký do liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ tài sản của các cổ đông. Theo quy định, thời gian để các cổ đông góp đủ vốn đăng ký mua là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn này nếu cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì doanh nghiệp phải thực hiên thay đổi thông tin cổ đông sáng lập và giảm vốn về vốn điều lệ đã góp được trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ.

Vốn điều lệ công ty công ty cổ phần có liên quan đến mức lệ phí  môn bài hàng năm. Vốn điều lệ lớn hơn 10 tỷ thì 3.000.000 đồng /năm; ngược lại vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống thì lệ phí môn bài là 2.000.000 đồng/năm.

Công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đồng trừ trường hợp công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật doanh nghiệp và vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật Doanh nghiệp.

Bên cạnh vốn điều lệ , còn có vốn pháp định: Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định áp dụng với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể về điều kiện vốn pháp định cho quý khách hàng khi kê khai ngành nghề cụ thể.

4. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

-Doanh nghiệp được phép kinh doanh ngành nghề pháp luật không cấm và có đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan quản lý, không được kinh doanh ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh;

-Kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.

5.Điều kiện người đại diện theo pháp luật Công ty cổ phần:

Luật DN 2020 – Điều 12 quy định Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Để dễ hiểu , nắm rõ về người đại diện pháp luật, luật sư khái quát về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần nói riêng như sau:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, và cũng là người có tư cách đại diện trong giao dịch dân sự nói chung.

Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật.

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp nói chung và loại  hình công ty cổ phần nói riêng được quy định tại Điều 22 Luật doanh nghiệp 2020 – và  Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP  về đăng ký doanh nghiệp . Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần:

  1.Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp:  Để soạn thảo được giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp , luật sư cần thu thập các thông tin từ khách hàng như sau:

+Thông tin cá nhân, tổ chức tham gia thành lập doanh nghiệp ( gồm các giấy tờ tùy thân của cá nhân, giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động , thông tin người đại diện pháp luật của tổ chức tham gia thành lập doanh nghiệp)

+Tên công ty cổ phần.

+Ngành, nghề kinh doanh công ty cổ phần.

+Vốn điều lệ/ vốn pháp định công ty cổ phần.

+Thông tin người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần.

+Thông tin phục vụ việc đăng ký thuế

+Số lượng lao động

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu Phụ lục I-4 Thông tư 01/2021TT-BKHĐT

  2.Dự thảo Điều lệ công ty cổ phần

Dự thảo Điều lệ công ty cổ phần có thể do cá nhân, tổ chức tham gia thành lập doanh nghiệp cung cấp hoặc luật sư cung cấp mẫu điều lệ công ty cổ phần. Tuy nhiên dự thảo điều lệ công ty cổ phần phải đảm bảo các nội dung quy định tại Điều 24 Luật doanh nghiệp 2020. Điều lệ công ty là bản cam kết của các thành viên công ty về mục đích thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty. Điều lệ công ty là “luật” của doanh nghiệp là cơ sở pháp lý quan trọng trong quá trình quản trị doanh nghiệp.

  3.Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài  đối với  công ty cổ phần: Quy định tại điều 25 Luật doanh nghiệp 2020.

Đây là danh sách thành viên, cổ đông của công ty cổ phần dự định thành lập ghi nhận thông tin về chủ thể tham gia thành lập doanh nghiệp. Thành lập công ty cổ phần phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. Theo đó, trong suốt quá trình hoạt động công ty cổ phần luôn phải có tối thiểu 03 cổ đông.

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký thành lập Công ty

     Khác với trước đây, ngay khi nộp hồ sơ thành lập Công ty TNHH thì người nộp hồ sơ cũng đồng thời nộp lệ phí Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp cùng hồ sơ thành lập Công ty.

     Do đó, ngay khi Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cũng đồng thời được Công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Khắc dấu pháp nhân của Công ty

    Trong vòng 01 ngày kể từ ngày Công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Luật ACC sẽ khắc dấu pháp nhân cho Quý Công ty.

    Hiện nay sau khi khắc dấu cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, Công ty Cổ phần tự quản lý con dấu mà không phải thực hiện thủ tục đăng bố cáo con dấu như trước đây. Trừ trường hợp các loại hình kinh doanh đặc thù con dấu do cơ quan Công an cấp.

     Hiện nay Công ty có quyền khắc nhiều con dấu mà không có bất kỳ hạn chế nào. Các con dấu của doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo đồng nhất về mặt hình thức và có thông tin tên, mã số doanh nghiệp.

Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập Công ty Cổ phần, chúng tôi sẽ trao tận tay cho Quý khách hàng giấy phép kinh doanh và con dấu Công ty để Quý khách sẵn sàng cho các hoạt động kinh doanh trong tương lai. 

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, Công ty Luật ACC cam kết cung cấp dịch vụ thành lập Công ty TNHH đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp lý và tư vấn cho khách hàng về các thủ tục cần thiết, giúp khách hàng đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Tham khảo các mô hình Công ty khác:

Công ty TNHH

Công ty vốn đầu tư nước ngoài

Công ty liên doanh

Hộ kinh doanh

Ngoài ra, Công ty Luật ACC còn cam kết giá thành hợp lý, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và tạo được niềm tin cho khách hàng với thương hiệu của Công ty.

Với dịch vụ thành lập Công ty Cổ phần của Công ty Luật ACC, các doanh nghiệp và cá nhân có thể yên tâm và tự tin trong quá trình thành lập Công ty và phát triển kinh doanh của mình. Chúng tôi tin rằng sự hỗ trợ tận tình và chuyên nghiệp của Công ty Luật ACC sẽ giúp khách hàng đạt được thành Công trong kinh doanh của mình.

Khách hàng có thể tham khảo giá thành lập doanh nghiệp.